Rộ tin Hoa hậu Ý Nhi bí mật kết hôn
Ngày 9.3, Ban quản lý dự án (QLDA) 85 - Bộ Xây dựng cho biết, trên công trường cầu Đại Ngãi 2 và đường dẫn có tổng số 25 mũi thi công (14 mũi thi công cầu, 10 mũi thi công đường và 1 mũi thi công kè).Sản lượng thi công đến nay đạt 977,66/5.070 tỉ đồng (60,98% hợp đồng), tiến độ dự án chậm khoảng 2,05%; Trong đó: gói 11 (cầu Đại Ngãi 2 và phần tuyến) đạt 977,66/1.543,19 tỉ đồng (đạt 63,35,% hợp đồng), chậm 5,60%; Gói 15 (cầu Đại Ngãi 1) được khởi công từ tháng 1.2025 và đang trong giai đoạn chuẩn bị.Ông Nguyễn Ngọc Long, chuyên viên QLDA, Phòng QLDA2, Ban QLDA 85 cho biết, công trường đang được thi công 3 ca và nhiều máy móc thiết bị bù vào khoảng chậm tiến độ do thiếu nguồn vật liệu trước đó."Trưa nắng kinh khủng lắm nên mấy anh em tranh thủ làm từ 5 giờ 30 đến 10 giờ là nghỉ, chiều bắt đầu làm từ 14 giờ đến 18 giờ và thêm 1 ca đêm để kịp tiến độ hoàn thành vào đúng ngày 30.4 tới đây", ông Long nói.Theo Ban QLDA 85, hiện nay các khó khăn về nguồn vật liệu đã cơ bản được tháo gỡ. Đơn vị đang chỉ đạo các nhà thầu tăng cường công tác tập kết vật liệu, huy động thêm máy móc thiết bị, tăng ca tăng kíp thi công.Cầu Đại Ngãi 2 và đường dẫn sẽ hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.Dự án cầu Đại Ngãi có tổng mức đầu tư gần 8.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 446 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị hơn 5.446 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác hơn 629 tỉ đồng; chi phí dự phòng hơn 1.439 tỉ đồng.Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 15,14 km. Điểm đầu giao với QL54, thuộc xã Hùng Hòa, H.Tiểu Cần, Trà Vinh. Điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu, thuộc xã Long Đức, H.Long Phú, Sóc Trăng. Dự án gồm 2 công trình cầu chính là cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2.Dự án do BQLDA 85 làm chủ đầu tư. Đây là cầu dây văng thứ 3 bắc qua sông Hậu, sau cầu Cần Thơ và cầu Vàm Cống.
Nạn tận diệt chim, cò
Giá cà phê Tây nguyên giảm từ 800 - 1.000 đồng/kg. Tại Đắk Nông và Đắk Lắk 100.000 đồng/kg, Gia Lai 99.500 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 98.800 đồng/kg.
Phẫn nộ tài xế lái xe taxi vượt ẩu, leo lên vỉa hè khi tắc đường
Buồn nôn và nôn
Đau trong hoặc xung quanh dương vật, tinh hoàn hoặc vùng đáy chậu là dấu hiệu khởi đầu của bệnh viêm tuyến tiền liệt và cần điều trị khẩn cấp. Cơn đau này có thể chỉ gây khó chịu nhưng đôi khi dữ dội.
'Ninja' xe máy chở con nhỏ 'phóng như bay' trên đường cấm: Dân mạng phẫn nộ!
Trước khi ra mắt, Chuyện tình Chunhwa (Chunhwa Love Story hay còn gọi The Scandal of Chun Hwa) nhận được nhiều sự quan tâm bởi gắn mác 19+. Tuy nhiên, đến khi chính thức phát sóng vào hôm 6.2 trên Tving (Hàn Quốc), phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc này gây bất ngờ bởi các cảnh giường chiếu được trình bày một cách độc đáo.Cụ thể, trong hai tập phim đầu tiên, khi các cặp đôi hôn nhau say đắm và sắp đến giai đoạn ân ái, màn hình đột ngột chuyển sang minh họa chuyện "động phòng" bằng tranh vẽ. Phần lớn những khoảnh khắc "giường chiếu" ở tập 1 và 2 Chuyện tình Chunhwa đều được thể hiện bằng cách này và kết thúc ngắn gọn.Điều này giúp mức độ hở hang của dàn nhân vật trong cảnh 19+ Chunhwa Love Story được giảm xuống mức tối thiểu. Cánh đàn ông cởi trần hoặc chỉ lộ lưng, song, duy nhất một diễn viên đóng vai kỹ nữ lộ cả ngực trong một cảnh phim dài khoảng 2 - 3 phút. Theo Ten Asia (Hàn Quốc), không ít khán giả mong đợi loạt tình tiết đầy "kích thích" ở Chuyện tình Chunhwa có phần thất vọng sau khi thưởng thức 2 tập phim. Còn đối với bộ phận người xem muốn một bộ phim truyền hình cổ trang lãng mạn có nhiều cảnh tình tứ thì lại khá hài lòng với tác phẩm, đồng thời đánh giá cao sự sáng tạo này của ê kíp phim. Chuyện tình Chunhwa là một bộ phim cổ trang tình cảm xoay quanh nàng công chúa Hwa Ri (Go Ara đóng). Cô vướng vào tình tay ba với Choi Hwan (Jang Ryul) và Lee Jang Won (Kang Chan Hee). Tác phẩm do Lee Gwang Young làm đạo diễn, Seo Eun Jung viết kịch bản. Chuyện tình Chunhwa là sê ri cổ trang 19+ tiếp theo của Tving, sau Hoàng hậu Woo (Empress Woo) và Nguyên Kính vương hậu (The Queen Who Crowns). Tuy nhiên, khác với bầu không khí căng thẳng và u tối trong hai phim trước, Chuyện tình Chunhwa theo tông điệu yêu đương nhẹ nhàng, có yếu tố hài hước duyên dáng.Đáng chú ý, Chuyện tình Chunhwa đánh dấu sự tái xuất của Go Ara trên màn ảnh nhỏ Hàn Quốc sau 5 năm, kể từ Giai điệu lãng mạn (Do Do Sol Sol La La Sol). Ten Asia nhận định người đẹp diễn xuất còn chưa thuyết phục, đọc thoại còn dáng vẻ hiện đại dù đang đóng phim cổ trang. Đặc biệt, Go Ara có cảnh hôn nồng cháy với Jang Ryul trong tập 2. Khán giả kỳ vọng cô có màn thể hiện ấn tượng hơn trong những tập tiếp theo. Bên cạnh đó, Chunhwa Love Story dài 10 tập, nên không ít dân mạng cũng mong chờ sẽ có cảnh phim 19+ táo bạo hơn ở 8 tập còn lại. Chuyện tình Chunhwa quy tụ dàn sao Hàn gồm Go Ara, Jang Ryul, Kang Chan Hee, Han Seung Yeon, Kim Taek, Im Hwa Young… Đứa con tinh thần của đạo diễn Lee Gwang Young phát sóng tối thứ năm hằng tuần.

Thùy Trang kể kỷ niệm được Tài Linh, Thanh Hằng giúp đỡ khi quay MV
Hé lộ vai chính đầu tiên của ‘tiểu tam’ trong ‘Chúng ta của 8 năm sau’
HLV Kim Sang-sik đã gây ngạc nhiên ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Campuchia tối 19.3, khi tung ra đội hình mạnh nhất, với những gương mặt chủ chốt tạo nên chức vô địch AFF Cup 2024. "Hiện không có biến động trong đội hình, đồng thời các cầu thủ kinh nghiệm cũng thể hiện tốt", HLV Kim Sang-sik khẳng định.Có đúng một vị trí được thử nghiệm, đó là Triệu Việt Hưng trong vai trò hậu vệ trái. Nhưng, chỉ sau 27 phút, Việt Hưng rời sân. Cầu thủ sinh năm 1997 để lại một vài đường chuyền về, một quả tạt hỏng, một lần kèm người lỗi giúp đối thủ dễ dàng thoát xuống tạo cơ hội. "Việt Hưng không thể hiện được như lúc tập", HLV Kim Sang-sik đánh giá ngắn gọn. Ông không có nhiều điều để nói về học trò. Việt Hưng đã 28 tuổi, khó có thể tốt hơn được nữa. Cũng như nhiều tân binh khác, Việt Hưng được gọi lên tuyển để phục vụ cuộc cách tân của HLV Kim Sang-sik. Đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2024, nhưng còn hai vấn đề lớn tồn đọng. Một là, đội quá phụ thuộc vào năng lực của Nguyễn Xuân Son, người sẽ vắng mặt trong 6 tháng tới. Hai là, đội tuyển Việt Nam chỉ chơi tốt ở thế phòng ngự phản công, thay vì có thể áp đặt thế trận và kiểm soát đối thủ.HLV Kim Sang-sik cần nhân tố mới, hoặc chí ít, là điều gì đó mới từ những người cũ. Về vế đầu tiên, chiến lược gia người Hàn Quốc quyết định thử nghiệm Việt Hưng và rút ra khỏi sân ngay khi học trò không đáp ứng yêu cầu. Đó là lời cảnh báo của ông Kim, rằng ông sẽ kiên nhẫn, nhưng sự chờ đợi chỉ dành cho người xứng đáng.Còn vế thứ hai, ông Kim chưa thể vui. Khi Văn Vĩ vào sân, đội tuyển Việt Nam đã đá với bộ khung mạnh nhất, chỉ thiếu Xuân Son. Cái thiếu tưởng như bình thường ấy, sau cùng lại trở thành rào cản khiến đội tuyển Việt Nam vất vả.Học trò ông Kim chỉ cầm được nhịp chơi trong hiệp 1, với những pha đánh biên có nét, khai thác tuyến hai cũng hiệu quả. Tuy nhiên sang hiệp 2, khi Campuchia không còn thu mình phòng ngự mà dồn lên gây áp lực, chính chủ nhà lại luống cuống. Trong khi Campuchia của HLV Koji Gyotoku có những pha đan bóng nhuần nhuyễn, sắc sảo, đặc biệt từ thời điểm chân sút nhập tịch Coulibaly vào sân, đội tuyển Việt Nam lại phối hợp rời rạc. Những tình huống đáng chú ý nhất đến từ phản công, hơn là dàn xếp tấn công bài bản, có chủ đích. Vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thiếu một mũi nhọn biết chắt chiu về cơ hội và dám xông pha về phía trước. Vắng Xuân Son, ông Kim cũng khuyết một cầu thủ với đôi vai vạm vỡ, có thể khiến hậu vệ đối thủ chùn chân. Nếu đá như trận này, thắng Lào cũng không phải chuyện đơn giản. Những trận giao hữu không đưa ra kết luận, nhưng thường có tính cảnh báo. Ví dụ, chẳng ai nói Thái Lan yếu, khi thầy trò HLV Masatada Ishii bị Lào cầm hòa ở trận giao hữu tháng 11.2024. Dù vậy, những thiếu sót của người Thái như khả năng tận dụng cơ hội hay kỷ luật phòng ngự sau cùng đã bị đối thủ khai thác triệt để ở AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik đã nhìn thấy những "tín hiệu" đó. Ông nhiều lần bày tỏ sự tức giận xen lẫn lo lắng khi nhìn học trò xử lý bóng. Vài điều không tròn trịa ở AFF Cup, chẳng thể giải quyết trong một sớm một chiều.Việc sử dụng đội hình mạnh nhất trước Campuchia dường như cũng là ý đồ của HLV Kim Sang-sik. Ông muốn nhìn thấu rằng sau chức vô địch, dàn trụ cột đội tuyển Việt Nam sẽ chơi thế nào, còn khát vọng và mong muốn thay đổi không.Một trận đấu không nói lên nhiều điều, song khi đội tuyển Việt Nam vẽ lại bức tranh cũ, với những thiếu sót cũ, sự thay đổi có thể đến từ đâu? Từ cầu thủ là chắc chắn, bởi yêu cầu của ông Kim sẽ ngày càng cao, đòi hỏi các trụ cột phải nỗ lực bắt kịp. Những ai không đáp ứng sẽ bị gạt ra bên lề.Tuy nhiên, thầy Kim có lẽ cũng cần tính lại lực lượng. Con người trong tay ông lúc này chỉ có vậy. Bộ khung trụ cột chưa ổn định, các nhân tố dự bị thì "sáng tối" thất thường. Chọn cách đá nào phù hợp với con người hiện có là bài toán nan giải, mà đội tuyển Việt Nam chỉ còn vài ngày để tìm đáp án.
Chả cá Lã Vọng nức tiếng Hà thành
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.
tá lả ăn vặt
Sáng 15.1, UBND TP.HCM làm việc với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ và Long An nhằm đánh giá tiến độ triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội, nhất là các dự án trọng điểm, liên kết vùng.Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết dự án mở rộng đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao thông An Phú đến đường Vành đai 2) đã được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư công, quy mô 8 làn xe.Hiện chủ đầu tư đang tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Dự kiến, ngày 17.1 hoàn tất thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, hoàn chỉnh hồ sơ trình phê duyệt dự án trong tháng 4.2025. Dự án này dự kiến đưa vào khai thác năm 2026.Về các cầu kết nối TP.HCM với Đồng Nai, hầu hết được thể hiện trong quy hoạch của 2 địa phương. Riêng cầu Cát Lát, TP.HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai sớm triển khai. 2 địa phương cũng sẽ sớm trao đổi, thống nhất kế hoạch và quy chế phối hợp triển khai các cầu Phú Mỹ 2, cầu Long Thành 2 trong thời gian tới để tăng cường kết nối giao thông, phục vụ phát triển kinh tế xã hội giữa hai địa phương.Điểm đáng chú trong quy hoạch các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam bộ là phát triển đường ven sông, ven biển. Trong đó, đường ven sông Sài Gòn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (DT789) đang được đầu tư, dự kiến đưa vào khai thác năm 2025. TP.HCM dự kiến đầu tư đường ven sông Sài Gòn trong giai đoạn 2025 - 2030.Đối với đường ven biển, quy hoạch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã thể hiện rõ. Còn quy hoạch TP.HCM vừa được phê duyệt có trục kết nối mới ở phía Nam, kết nối từ Gò Công qua Cảng trung chuyển Cần Giờ, cảng Phước An, kết nối vào cao tốc Bến Lức - Long Thành.TP.HCM sẽ phối hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng kế hoạch và quy chế phối hợp triển khai đầu tư đường ven biển trong giai đoạn 2025 - 2030 để phục vụ phát triển các cảng biển lớn trong vùng.Hiện dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2026 nhưng mới chỉ có đường bộ, chưa có đường sắt kết nối. Bộ GTVT đang thẩm định nội bộ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đồng thời mời gọi nhà đầu tư, có thể thực hiện theo hướng dự án đối tác công tư hoặc vốn đầu tư nước ngoài.TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đồng bộ với thời gian khai thác sân bay Long Thành.Liên quan đến 2 dự án vành đai kết nối vùng, hiện dự án Vành đai 3 TP.HCM đang gặp khó khăn về nguồn cát sông do việc cấp phép khai thác tại các mỏ chậm, còn nguồn thương mại trong nước, nguồn cát nhập khẩu chưa đáp ứng yêu cầu.Trong khi đó, dự án Vành đai 4 TP.HCM có quy mô đầu tư và tổng mức đầu tư lớn (giai đoạn 1 gần 123.000 tỉ đồng), cần có sự hỗ trợ của nguồn vốn trung ương. Tuy nhiên, hiện nguồn vốn trung ương còn khó khăn và chưa có ý kiến của Thủ tướng và Bộ KH-ĐT về nguồn vốn trung ương bố trí vốn cho dự án. Riêng tỉnh Long An, ngân sách địa phương chỉ cân đối được cho dự án tối đa khoảng 10.000 tỉ đồng.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư